Văn hóa Sa_Đéc

Đặc sản

Sa Đéc là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với vị trí địa lý nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cả về giao thông đường thuỷ lẫn đường bộ. Trong quá khứ, nơi đây đã trở thành đầu mối giao thương, tập trung lúa gạo lớn của khu vực miền Tây Nam Bộ với dân cư tập trung đông đúc. Là cầu nối giữa hai vựa lúa lớn nhất nước là Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên, Sa Đéc từ lâu tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lúa gạo.

Từ nguồn nguyên liệu phong phú là tấm (gạo khi xay xát bị bể vụn), làng bột Sa Đéc đã hình thành và phát triển hơn 100 năm qua.

Theo UBND TP Sa Đéc, hiện làng nghề có gần 350 hộ sản xuất bột với hơn 2.000 lao động chủ yếu ở phường 2, xã Tân Quy Tây và Tân Phú Đông, mỗi năm cung ứng cho thị trường 30.000 tấn bột gạo.

Sản phẩm bột gạo gồm hai loại: bột tươi cung cấp cho các nhà máy, cơ sở chế biến thực phẩm và bột khô dùng dự trữ, chế biến dần. Từ bột gạo Sa Đéc, người ta làm ra phở, hủ tiếu, bún, bánh canh, bánh ngọt và các sản phẩm ăn liền...

Thực phẩm được chế biến từ bột Sa Đéc dai mà mềm, thơm ngon đặc trưng. Hiện nơi đây là đầu mối cung ứng bột cho các tỉnh miền Tây, TP.HCM, miền Đông Nam Bộ, xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và một số nước châu Âu.

Một số đặc sản của vùng Sa Đéc như:

Tôn giáo

Với lịch sử lâu đời nơi đây cũng là địa phương có đa tôn giáo, các tôn giáo có số lượng tín đồ lớn phải kể đến là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo.v.v. Những cơ sở thờ tự tiêu biểu của các tôn giáo:

  • Phật giáo:

- Chùa Bửu Quang (459 Hùng Vương, Phường 1) nơi đặt văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp.

- Chùa Phước Hưng (chùa Hương) là ngôi chùa cổ lâu đời, nơi đặt văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Thành phố Sa Đéc.

- Chùa Kim Huê là ngôi tổ đình lớn, nơi xuất phát của nhiều vị cao tăng ở miền Nam qua nhiều thời kỳ.

- Chùa Phước Huệ là ngôi chùa lớn dành cho chư ni, cơ sở đào tạo ni giới của trường trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp.

  • Công giáo:

- Nhà thờ Sa Đéc (nhà thờ Hòa Khánh) là nhà thờ lớn của Tp. Sa Đéc.

- Nhà thờ Tân Quy (phường 3) và nhà thờ Phú Long (xã Tân Phú Đông).

- Tu viện Chúa Quan Phòng.

  • Cao Đài:

- Thánh thất Sa Đéc (phường 3).

Và nhiều cơ sở khác.

Sa Đéc trong văn học, nghệ thuật

Địa danh Sa Đéc đã được nhiều người biết đến qua ca khúc Về miền Tây của 2 nhạc sĩ Y Vân- Vân Thế Bảo. Ngoài ra còn có 1 quyển sách phần nhiều nói về sự hình thành và phát triển của thành phố Sa Đéc, tập sách đó có tên Hương quê thương nhớ của tác giả Nhất Thống do Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2009.

Tác phẩm Người tình (tiểu thuyết) kể về mối tình lãng mạn và phức tạp của một thiếu nữ mới lớn của một gia đình Pháp đang gặp khó khăn về tài chính với một người đàn ông gốc Hoa giàu có. Năm 1929, trên chuyến phà qua Đồng bằng sông Cửu Long trở về trường nội trúSài Gònsau kỳ nghỉ tại nhà ở Sa Đéc, cô gái trẻ 15 tuổi thu hút sự chú ý của một người đàn ông giàu có 27 tuổi, con trai một nhà tài phiệt người Hoa. Anh được thừa hưởng một khối tài sản. Anh bắt chuyện với cô và cô đồng ý trở lại thị trấn với anh trên chiếc xe limousine sang trọng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sa_Đéc http://www.thiennhien.net/news/189/ARTICLE/7619/20... http://web.archive.org/web/20070328173601/http://w... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.baodongthap.vn/newsdetails/1D3FE18F2E6/... http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/het... http://www.google.com.vn/url?sa=t&source=web&ct=re... http://www.google.com.vn/url?sa=t&source=web&ct=re... http://www.nld.com.vn/178783P0C1020/ve-sa-dec-tham... http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Chann...